Saturday, May 31, 2014

Tượng Thánh Gióng qua ống kính flycam

(Zing) - Đỉnh núi Đá Chồng cao 297m nằm trên dãy núi Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Theo lưu truyền đây là nơi Thánh Gióng sau khi thắng giặc, cởi bỏ giáp sắt, hiển Thánh về trời.

< Đường lên đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trong một ngày nắng đẹp.

Nhìn từ trên cao, khu vực núi Đá Chồng (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi có tượng đài Phù Đổng Thiên Vương trông như một bức tranh với một con đường uốn lượn, quanh co từ chân núi lên đỉnh.

< Nơi đây có tượng đài Phù Đổng Thiên Vương được đúc bằng đồng nguyên khối theo phương pháp thủ công, nặng hơn 85 tấn, cao 15m (tính luôn chân đế) với độ vươn xa 16m.

< Công trình tượng đài này khánh thành từ ngày 5/10/2010.

< Độ cao của vị trí đặt tượng là 302m so với mực nước biển.

< Tượng đài Thánh Gióng cũng nằm trong quần thể di tích Đền Sóc - chùa Non - Học viện Phật giáo Việt Nam. Thánh Gióng là một trong "Tứ Thánh bất tử" của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, gắn với huyền thoại cậu bé làng Phù Đổng dũng cảm đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.

< Bức tượng mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tay cầm tre ngà, thúc ngựa hướng tới trời cao. Tác giả là Nguyễn Kim Xuân, một nhà điêu khắc thuộc Hội Mỹ thuật Hà Nội.

Tượng đài Thánh Gióng có chiều cao tới đỉnh là 11,07m, độ vươn ra là 16m, mô phỏng hình ảnh vị Thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh.

< Đây từng là công trình văn hóa trọng điểm trong năm 2010 nhân dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất theo phương pháp thủ công, tổng trọng lượng khoảng 85 tấn và chia làm năm thớt để đúc. Thớt đầu tiên đúc phần người và ngựa tượng Thánh Gióng. Thớt cuối cùng đúc phần đế tượng, có trọng lượng lớn nhất, nặng khoảng 30 tấn.

Theo Hoàng Hà (Zing New)
Travel79.net

No comments:

Post a Comment